Tóm tắt
Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, tức ngực, thở khò khè hoặc ho thành từng đợt tái phát.
Kết quả khám thường cho thấy khò khè khi thở ra; tuy nhiên, trong trường hợp hen suyễn nặng, luồng khí hít vào kém và phổi câm.
Điều trị theo từng bước, dựa vào triệu chứng. Bệnh nhân có thể cần phải theo dõi lưu lượng đỉnh khí thở ra hàng ngày và nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo cơn hen suyễn nặng.
Một số bệnh nhân có thể tiến triển bệnh phổi tắc nghẽn không thể hồi phục.
Định nghĩa
Hen suyễn là bệnh viêm đường thở mạn tính được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn và tăng phản ứng đường thở thành từng đợt. Nhiều thành phần tế bào tham gia vào con đường gây bệnh hen suyễn, bao gồm dưỡng bào, bạch cầu ái toan, tế bào lympho T, đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào biểu mô. Hậu quả là, đối với người nhạy cảm, tình trạng viêm làm tăng tính đáp ứng phế quản và gây ra thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho thành từng đợt tái phát, điều này thường liên quan đến việc tắc nghẽn đường thở lan rộng nhưng thay đổi, có thể khỏi tự nhiên hoặc bằng điều trị.[1]
Sinh lý bệnh học
Có 2 thành phần chính trong sinh lý bệnh: tình trạng viêm và tăng tính đáp ứng đường thở (AHR). Đường thở lớn và đường thở nhỏ có đường kính <2 micromet là các vị trí viêm và tắc nghẽn đường thở.[33][34]
Viêm đường thở xảy ra thứ phát sau sự tương tác phức tạp giữa tế bào viêm, chất trung gian với các tế bào cũng như mô khác trong đường thở. Yếu tố khởi phát ban đầu dẫn đến giải phóng chất trung gian gây viêm, từ đó gây ra sự hoạt hóa và sự di cư của các tế bào viêm khác. Phản ứng viêm là đáp ứng của tế bào lympho T hỗ trợ tuýp 2 (Th2). Tình trạng viêm do Th2 được đặc trưng bởi sự có mặt của tế bào lympho CD4+ tiết ra interleukin (IL)-4, IL-5, và IL-13, chemokine eotaxin, TNF-alpha,[35] và leukotriene LTB4, một sản phẩm của con đường lipoxygenase, cũng như tryptase dưỡng bào. Đáp ứng Th2 này rất quan trọng trong việc bắt đầu và kéo dài chuỗi gây viêm.
Các tế bào bạch cầu có liên quan khác gồm bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào, đại thực bào và tế bào NK T bất biến,[36] và trong hen suyễn đe dọa tính mạng hay hen phế quản ác tính, bạch cầu trung tính đóng vai trò quan trọng.[17] Các tế bào này di chuyển đến đường thở, dẫn đến thay đổi về biểu mô, trương lực đường thở và khả năng kiểm soát thần kinh tự chủ có liên quan và tăng tiết dịch nhầy, thay đổi chức năng lông chuyển dịch nhầy và tăng đáp ứng cơ trơn. Nghiên cứu bệnh học về hen suyễn gây tử vong cho thấy tình trạng căng phồng phổi nặng và nghẽn niêm mạc do chất nhầy niêm mạc (protein có trong máu).[17] Sinh thiết mô cho thấy lắng đọng protein dạng hạt trong bạch cầu ái toan trong toàn mô phổi và tổn thương biểu mô qua trung gian là các protein này. Việc lớp đáy bong tróc do bong tế bào biểu mô tạo ra các khối tế bào trong đờm được gọi là thể Creola. Collagen cũng lắng đọng ở màng cận đáy, thường được gọi là dày màng đáy, đây được coi là một tiêu chuẩn để xác định chẩn đoán.
Các sản phẩm của phản ứng viêm dẫn đến co cơ trơn và hậu quả là AHR. Có ít nhất 2 loại AHR khác nhau: thành phần cố định ban đầu và thành phần biến đổi theo từng đợt.[37] AHR cố định tiềm ẩn có thể liên quan đến việc tái tạo lại đường thở, trong khi AHR biến đổi cho thấy tác động của các chất trung gian gây viêm và chúng được phân biệt với nhau lần lượt bằng xét nghiệm thử thách phế quản trực tiếp và gián tiếp. Cuối cùng, cơ trơn đường thở ở người bị hen suyễn tăng về khối lượng, có thể là do phì đại và tăng sản, và thể hiện tăng co thắt trong các nghiên cứu in vitro.[37]….
THÔNG TIN_
Hen suyễn ở người lớn – Cập nhật sinh lý bệnh, chẩn đoán và điều trị
Full Text PDF, Tiếng Việt, 56 Trang
Nguồn: BMJ Best Practice, bestpractice.bmj.com
Download: Định dạng PDF – 56 Trang – 2 MB – Tiếng Việt
Vui lòng ĐĂNG NHẬP, hoặc ☞ ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢNTải sách chỉ dành cho Thành viên
THƯ VIỆN MEDIPHARM
Tài khoản BMJ Best Practice Bản quyền chính hãng, chỉ với 399K/năm – ĐĂNG KÝ NGAY!